Lạng Sơn sở hữu lợi thế gần cửa khẩu, hạ tầng hoàn thiện, thu hút nhiều dự án lớn và phát triển đồng bộ thương mại, du lịch.
Nhờ phát huy tiềm năng sẵn có cùng các chính sách thu hút đầu tư, thời gian qua, Lạng Sơn đang ghi nhận những bước chuyển mình về cả kinh tế và du lịch.
Điểm sáng đầu tư khu vực Đông Bắc
Vị trí của Lạng Sơn là điểm nối quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, đóng vai trò như cửa ngõ trung chuyển hàng hóa lớn của Việt Nam và các nước ASEAN. Với hai cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ cùng với hệ thống giao thông có tính kết nối cao đang được hoàn thiện, TP Lạng Sơn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ logistic, trao đổi hàng hóa.
Cảnh sắc thiên nhiên Lạng Sơn. Ảnh: Bùi Vinh Thuận
Theo quy hoạch chung của tỉnh, trong giai đoạn 2021-2025, Lạng Sơn ưu tiên bố trí khoảng 1.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo hướng trọng điểm, ưu tiên các công trình, dự án có sức lan tỏa, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế cửa khẩu. Đồng thời tỉnh cũng thu hút, huy động khoảng 14.000 tỷ đồng đầu tư ngoài ngân sách cho các dự án trong khu kinh tế cửa khẩu và các khu cửa khẩu khác.
Bên cạnh đó Lạng Sơn còn có tiềm năng lớn về du lịch nhờ cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa đa dạng, người dân thân thiện. Do đó phát triển du lịch kết hợp thương mại cũng là một định hướng quan trọng được tỉnh đẩy mạnh thông qua hoạt động thu hút đầu tư, đẩy mạnh truyền thông, tổ chức các sự kiện lễ hội, triển lãm, diễn đàn doanh nghiệp…
Du khách tham gia lễ hội Kỳ Hoa – sự kiện lễ hội văn hóa quy mô lớn lần đầu tiên được tổ chức tại Lạng Sơn. Ảnh: Hữu Thuận
Thời gian qua, Lạng Sơn đã có bước chuyển mình mạnh mẽ về cả kinh tế và du lịch, theo định hướng trở thành đô thị hạt nhân, tính chất là trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc, là đầu mối giao thương liên vùng, quốc tế và giao thông quan trọng của hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hải Phòng – Quảng Ninh và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Từ đây cũng mở ra cơ hội lớn, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, thương mại và bất động sản của khu vực.
Mô hình đô thị phức hợp giữa trung tâm “thành phố cửa khẩu”
Theo đại diện Công ty Phú Long, một thành phố thương mại cửa khẩu phát triển như Lạng Sơn sẽ đòi hỏi có những khu đô thị xứng tầm với những cơ sở hạ tầng hiện đại và tiện ích đẳng cấp cho tầng lớp thị dân thành đạt.
“Đồng thời, nơi đây cũng là trung tâm kinh doanh nơi các thương nhân quốc tế gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội phát triển”, đại diện Công ty Phú Long chia sẻ.
Xuất phát từ nhận định trên, Phú Long đã đặt mục tiêu đưa Mailand Hoàng Đồng là dự án song hành cùng TP Lạng Sơn trên hành trình trở thành một đô thị cửa khẩu phát triển hiện đại. Cụ thể, Mailand Hoàng Đồng là một đô thị phức hợp quy tụ đầy đủ các tổ hợp thương mại, giải trí, du lịch như: các trung tâm giao thương, mua sắm phi thuế quan, các tổ hợp giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp… Ngoài ra, dự án cũng phát triển các tiện ích như sân golf 18 lỗ, casino, cáp treo, trạm dừng chân… nhằm thu hút du khách quốc tế.
Dự án Mailand Hoàng Đồng. Ảnh phối cảnh: Phú Long
Bên cạnh những tiện ích đặc quyền, Mailand Hoàng Đồng sở hữu một vị trí đắc địa khi cách cửa khẩu Hữu Nghị chỉ 8 km, cách trung tâm TP Lạng Sơn 5 km và chưa đầy hai tiếng lái xe từ Hà Nội. Bên cạnh đó, Mailand Hoàng Đồng còn nằm giữa tuyến đường Xuyên Á và kề cận cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng.
“Với lợi thế về việc quy hoạch hạ tầng đồng bộ, giao thông thuận tiện, được đầu tư và vận hành bởi các thương hiệu lớn và chuyên nghiệp, Mailand Hoàng Đồng có tiềm năng phát triển to lớn, sẽ trở thành địa điểm thu hút số lượng lớn cư dân thành đạt tại địa phương cũng như các nhà đầu tư trong nước và quốc tế”, đại diện chủ đầu tư dự án nhấn mạnh.
Thu Hương